Chào các bạn, sau gần
2 năm kể từ ngày mở shop thì mình cũng đã học hỏi được khá nhiều
khái niệm mới lạ về giày, tuy vậy trong quá trình nói chuyện với
mọi người thì mình cũng nhận ra 1 số khái niệm rất cơ bản về giày
tuy nhiên đa số mọi người lại hiểm lầm hoặc chưa biết
đến.
Hôm nay mình xin viết
ghi chú này để giúp mọi người có 1 cái nhìn rõ ràng hơn về các
khái niệm cơ bản cần biết khi mua giày tại URS.store nói riêng hay các
cửa hàng giày khác nói chung, vậy nên cùng điểm qua 1 số khái niệm cơ
bản mà ai cũng cần biết tới nhé.
1) VNXK và made in
Vietnam? - Khái niệm mọi người hay nhầm
nhất.VNXK , hay Việt Nam xuất
khẩu là cụm từ dùng để chỉ loại hàng không được công khai bán trên
các cửa hàng chính hãng. Về bản chất mà nói, hàng Việt Nam xuất
khẩu là hàng chính hãng ( authentic ) nhưng được đưa ra thị trường một
cách không chính thống, những cách không chính thống này có thể là
tuồn ra ( lén mang ra ) qua 1 đường dây nào đó, lén sản xuất hoặc sản
xuất ngoài dựa vào số nguyên vật liệu dư thừa. Do không chính thống
nên chất lượng của loại hàng này CÓ THỂ không đảm bảo. CÓ THỂ có 1
số giai đoạn bị cắt bỏ, ăn bớt hoặc lược đi do tính không chính thống
của loại sản phẩm này. Tuy nhiên giá thành lại rẻ hơn so với bình
thường khá nhiều. Loại sản phẩm này thường không đi kèm túi xách,
hộp đựng hay phụ kiện mà chỉ có giày. - Ưu điểm: Giá rất hợp túi
tiền - Nhược điểm: không chính thống, chất lượng CÓ THỂ không đảm
bảo, thường chỉ có sản phẩm.
Made
in Vietnam ,
hay hàng sản xuất tại Việt Nam là hàng do công ty ĐẶT XƯỞNG SẢN XUẤT
TẠI VIỆT NAM, vẫn đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, tính công khai minh
bạch của sản phẩm. Chỉ đơn giản là những đôi giày thuộc loại hàng
này ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM, như đúng cái tên của nó, MADE IN
VIETNAM. - Ưu điểm: Mang tính dân tộc ( do người Việt sản xuất ), đảm
bảo chất lượng, tính chính thống. - Nhược điểm: Giá thành cao hơn
hàng VNXK.
2)
Made in China = hàng Tàu ( ý nói hàng kém chất lượng
)?
Made in
China, hay hàng SẢN XUẤT TẠI TRUNG QUỐC là hàng do công ty ĐẶT
XƯỞNG SẢN XUẤT TẠI TRUNG QUỐC ( tương tự MADE IN VIETNAM được sản xuất
tại Việt Nam ). Mọi thứ như chất lượng, chính hãng, tiêu chuẩn abc đều
được đảm bảo, chỉ đơn giản là nó được SẢN XUẤT TẠI TRUNG QUỐC, không
có nghĩa là loại hàng này là hàng kém chất
lượng.
2a)
Hàng TQXK: tương
tự hàng VNXK, chỉ khác hàng VNXK sản xuất tại Việt Nam thì hàng TQXK
được sản xuất tại Trung Quốc.
3)
Cond là gì? Cond
= condition, tức là tình trạng giày. Độ mới/cũ của đôi giày thường
được các seller ( người bán ) hiện nay thể hiện qua chỉ số cond. Ví
dụ cond 9/10, cond 7/10..v...v.. Cond càng cao = giày càng mới. Ngoài qua
các chữ số như trên thì còn cố 1 số thuật ngữ viết tắt như bnds,
pads, vnds, ds..v..v..
ds
= deadstock = brandnew = mới 100%.
Cond ds là thuật ngữ viết tắt dùng để chỉ những đôi giày
trong
tình
trạng hoàn toàn mới, thậm chí chưa bỏ ra khỏi
hộp.
vnds = very near deadstock = like
new = gần như mới. Vnds
dùng để chỉ những đôi giày trong tình trạng
gần như mới, có thể
đã được đi thử loanh quanh trong nhà. Dù sao đi nữa chúng cũng đã xuất
hiện 1 số đặc
điểm của giầy “gần như
mới” như có 1 2 vết bẩn.
4)
Authentic ( auth ) = real = original ( ori ) = genuine ( ge ) = legit = hàng
chính hãng.
Authentic,..v..v..
( các khái niệm vừa nêu trên ) là
các từ được dùng để chỉ hàng chính hãng, hay còn được
gọi
là hàng xịn, hàng công ty được sản xuất chính thống, đạt chất lượng
và tiêu chuẩn của công ty.
5)
Unauthorized = giày không rõ nguồn gốc.
Unauthorized là
cụm từ chỉ giày không rõ nguồn gốc, có thể coi như là “hàng VNXK”
nhưng của các nước
phương Tây. Nhưng đôi
“unauthorized” này không biết có phải hàng chính hãng hay không nhưng
phần lớn đều
có những chi tiết khác
về ngoại hình so với hàng chính hãng, mặc dù giá có rẻ hơn tuy nhiên
về chất lượng mà
nói thì CÓ THỂ không
đảm bảo.
6)
Replica ( theo ngôn ngữ thị trường ) = fake công nghệ
cao.
Replica là thuật ngữ
dùng để chỉ loại hàng copy cao cấp, sao chép 1 cách tỉ mỉ, tinh vi,
tinh xảo. Ngày nay, các
shop bán quần áo/giày
fake thường hay sử dụng thuật ngữ “replica” cho loại hàng fake bán ở
cửa hàng mình.
Tuy nhiên đa phần chúng
không hẳn là replica mà chỉ là 1 loại fake nào đó thôi. Hàng replica
thực sự thường có
giá thành giá cao (
thường là bằng 1 /2 hoặc thậm chí bằng với hàng chính hãng ), hàng
replica thường là hàng
sao chép VỀ NGOẠI HÌNH
1 cách cực kỳ tỉ mỉ và chính xác với hàng chính hãng, nhất là đối
với những đôi
giày đang hot trên thị
trường như yeezy 350 boost thì hàng replica thực sự là 1 thảm họa đối
với những ai có ít
kiến thức về giày.
Một đôi Rick Owens hay Yeezy replica có thể có giá thành lên tới 4 5
triệu đồng, vậy nên
nếu bạn mua được 1 đôi
Yeezy 350 boost “replica” với giá hơn 1 triệu, có lẽ bạn nên xem
lại.
7)
Replica ( nghĩa chuẩn ).
Thuật ngữ “replica” theo
nghĩa chuẩn vẫn là để mô tả hàng chính hãng, nhưng nói về các sản
phẩm được hãng
đặt sản xuất theo một
sản phẩm của một nhóm hay CLB/đội bóng ( etc ) nào đó, sản xuất cho
fans hoặc ai yêu
thích, mẫu mã giống
với phiên bản dành cho một CLB nào đó ( ví dụ đồng phục CLB ). Ví dụ
đồng phục đội
bóng MU được Adidas sản
xuất riêng cho các cầu thủ trong đội bóng thì ngoài ra, Adidas cũng
sản xuất thêm
mẫu áo y hệt ( chỉ
khác là không có tên cầu thủ ) và bán cho khách hàng bên ngoài những
người yêu thích thì
được gọi là hàng
replica. Thông thường chỉ có các mẫu trang phục của đội bóng/CLB mới
có hàng replica còn
trang phục giày dép
thông thường thì sẽ không có hàng replica ( theo nghĩa chuẩn ).
8) Fake = hàng nhái. ( KHÔNG
PHẢI FACE, FACE = KHUÔN MẶT ).
Vâng, không còn gì để
nói. Như cái tên của nó, fake = nhái. Hàng fake là hàng nhái. Trên thị
trường hiện nay có
rất nhiều loại hàng
fake trôi nổi với những cái tên cũng đa dạng không kém như sf ( super
fake, không phải
supper face ), f1, f2,
fn..abcxyz... Tuy nhiên đa số các shop/cửa hàng thường tâng bốc các loại
fake của mình
lên 1 bậc, ví dụ bán
fake 1 thì lại nói là sf, sf thì lại nói là
replica..v...v..
( 19/1/2017 ): Bổ sung khái
niệm mới: fufu = FAKE.
f1, f2, fn = fake 1, fake 2,
fake n. Về fake mà nói thì kể bao nhiêu loại fake cũng không thể
hết được. Tóm
lại thuật ngữ này
thường dùng để chỉ những loại hàng fake kém chất lượng nhất mà
người ngoài nhìn vào cũng
thấy là fake từ cái
nhìn đầu tiên. Sai kiểu dáng, sai màu sắc abc xyz, thậm chí được rót
vào sự sáng tạo vô hạn
của những người sản
xuất, bạn cứ nhìn ảnh phía dưới sẽ hiểu. Loại này trên thị trường
thường có giá dao động
từ 100 nghìn đồng ~ 400
nghìn đồng tùy mẫu giày, vậy nên nếu bạn mua được 1 đôi yeezy 350 boost
“super
fake” mới cứng với giá
350 nghìn đồng, có lẽ bạn nên xem lại.
sf
= super fake = loại fake cao cấp. ( KHÔNG PHẢI SUPPER FACE
).
Super fake là khái niệm
chỉ loại hàng “siêu fake”, đây là loại hàng copy về ngoại hình khá
chuẩn, tuy nhiên vẫn
còn nhiều chi tiết mà
những “thánh soi” trên mạng hoặc những người chơi giày có kiến thức
có thể dễ dàng nhìn
ra. Ít nhất thì loại
fake này còn đúng về thiết kế và không “thiên biến vạn hóa” như loại
trên. Một hàng giày
super fake thường có
giá từ 5 600 nghìn cho tới 1 ~ 2 triệu đồng tùy từng
đôi..
9)
Sample = hàng mẫu thử = not for sale ( không dùng để bán
).
Hẳn là đâu đó trước
đây bạn đã thoáng thấy 1 số sản phẩm được dán mác “SAMPLE - Not for
sale” được bày lên kệ dùng thử, nhất là các sản phẩm mỹ phẩm, thì
đó là hàng để thử. Hàng sample về cơ bản vẫn là hàng chính hãng vì
vẫn được chính công ty đại diện sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng,
nguyên liệu chính hãng 1 cách chính thống. Nguồn gốc của hàng SAMPLE
là do trước khi được đưa vào dây chuyển sản xuất hàng loạt thì công ty
sẽ sản xuất các lượt hàng mẫu và đưa cho các tester ( người dùng thử
) thử nghiệm, trung bình 1 mẫu có khoảng vài chục tester, thử giày
trong mọi điều kiện thời tiết... trung bình cứ sau 3 ~ 4 tuần là gửi
mẫu trả lại kèm theo nhận xét cho công ty. Mỗi mẫu thử khoảng 6 ~ 8
tháng. Sau đó mỗi nhận xét được gửi về, công ty sẽ có chỉnh sửa cho
mẫu SAMPLE đợt sau. Khi nào hoàn thiện mới đưa vào sản xuất đại trà.
Tuy nhiên vì lí do để thử hoặc bày là chính, hàng sample CÓ THỂ bị
cắt giảm 1 số công đoạn sản xuất trong quá trình sản xuất để cắt
giảm chi phí. Bạn thường thấy những mỹ phẩm hàng sample sẽ không được
bọc trong những hộp đựng ( nói chung phần vỏ ) trông bắt mắt như những
sản phẩm bạn phải bỏ tiền ra mua. Đơn giản chúng chỉ để cho bạn thử
nên ai quan tâm? Giày cũng vậy, CÓ THỂ 1 số công nghệ hay khâu sản xuất
bị lược đi để tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên với cá công ty
lớn thì hàng SAMPLE đợt cuối cũng như hàng chính hãng được bán ra ở
các cửa hàng ủy quyền còn các đợt đầu có thể khác về chất
liệu.
Ưu
điểm: Vẫn là hàng chính hãng, được công ty làm một
cách hoàn thiện, vẫn là đồ rất tốt, giá thành lại rẻ hơn khá nhiều
so với bình thường.
Nhược
điểm: CÓ THỂ không đạt chất lượng và độ bền như
bình thường do 1 số khâu sản xuất bị cắt giảm hoặc chất liệu/thiết
kế có thể khác với hàng bán chính hãng. Thường không đi kèm nhãn
mác/hộp/các phụ kiện như hàng chính hãng bình
thường.
10)
Các bộ phận trên giày ( thuật ngữ sử dụng nói về các bộ phận trên
giày ).
- Lưỡi gà ( shoes tongue
): phần nằm giữa 2 bên giày, dưới chỗ buộc dây
giày.
- Thân giày ( upper ),
đế giữa ( midsole ), đế dưới ( out sole/outer sole
).
Upper là phần vật liệu
cấu tạo nên thân giày.
Outer sole là phần đế
tiếp xúc với mặt đất.
Midsole là phần đế
giữa nối giữa upper và outer sole.
-
Size tag ( tem size bên trong giày ).
11)
1 số thuật ngữ khác:
- Deal = giao dịch/mua bán trao
đổi .
- Steal = “Deal”/thương vụ trao đổi
rất hời cho bên mua ( giày đẹp mua được với giá không tưởng
).
- Cop or Drop/Pass = Mua hay không
mua/cho qua.
- Bid = đấu giá.
- Heat = mẫu giày hot trên thị
trường được nhiều người săn tìm.
- Retail price = Giá niêm yết do
hãng đề ra.
- Hype price/rape price = Giá được
khống lên do người bán theo thị trường ( đối với những đôi giày/mẫu
sản
phẩm hot, có số lượng giới hạn
hoặc khó mua ).
- Low ball = Mặc cả quá trớn/trả
giá quá thấp so với giá đề ra của người bán ( ví dụ 1 triệu mặc cả
còn 2 300 nghìn ).
- Hypebeast = Người chơi giày mong
muốn sở hữu tất cả những đôi giày hot vì đơn giản là mọi người
thích những mẫu giày đó nhưng chưa chắc bản thân người này có thích
không ( kiểu thích đú ).
- Seller/reseller = Những người
bán giày/thực hiện các giao dịch liên quan đến giày và hưởng lợi từ
sự chênh lệch về giá.
-
Flaker = Những người đã “deal” giày/hẹn mua giày với seller xong lại
trốn mất tăm.
-
Raffle = Hình thức mua bán trao đổi qua vé số như sổ xố. Người bán sẽ
bán ra 1 số vé với định giá nhất định
cho
từng vé, sau khi tất cả các vé đã được bán ra thì người bán sẽ quay
số và vé của ai trùng với số người bán
quay
được thì người đó sẽ mua được đôi giày với
giá
của 1 vé số. Ví dụ 1 đôi giày 10 triệu chia thành 100 vé 100 nghìn
đồng, người mua thắng raffle sẽ mua
được
giày với giá 100 nghìn đồng. Đôi khi với 1 số đôi giày “heat” trên thị
trường thì raffle là hình thức bốc
thăm
vé miễn phí để được mua với giá retail.
-
Flaws = Những lỗi trên đôi giày do nhà sản xuất, thường thấy ở các
thương hiệu gia công thủ công hoặc các
đôi
giày thuộc dòng casual ( phổ thông ).
- Colorway = phối màu/màu sắc của đôi
giày.
- Limited Edition = phiên bản giới hạn, chỉ bán ra
với 1 số lượng nhất định ( thường là rất ít
).
- Camp/campout = Hình thức xếp hàng trước để mua
được 1 mẫu giày/1 sản phẩm heat ( phiên bản giới hạn
, khó mua ).
- OG = Originals release = phiên bản đầu tiên của 1
dòng giày được phát hành.
- GR = General release = phiên bản giày được phát
hành đại trà, ai cũng có thể mua.
- Retailer = nhà bán lẻ/đại lý ủy quyền chính
hãng của công ty phát hành.
- Beaters = Giày cày cuốc, những dòng giày được
sử dụng để mang đi mọi nơi trên mọi địa hình mà không cần
phải giữ gìn.
- GS = Grade school ( dân gian hay dịch là girl size )
= giày dành cho độ tuổi cấp 1, cấp 2.
- Y size ( size youth, VD 4Y, 5Y ) = size dành cho
thiếu niên.
Bên trên là cơ bản những gì mình biết được cho
tới hôm nay, tuy nhiên đây chỉ là tầm hiểu biết nhỏ bé của mình
về những khái niệm này, nếu bất kỳ bạn nào
thấy rằng những kiến thức trên là sai lệch với thực tế và có
những
kiến thức giá trị hơn muốn góp ý, sửa đổi, hoặc
có những khái niệm khác cần làm rõ thì xin đừng ngại ngần góp
ý trực tiếp bằng cách comment/inbox shop hoặc liên
hệ trực tiếp viber /zalo /imess /mess /call qua số điện thoại
01663550223. Tất cả mọi góp ý, ý kiến đóng góp
của mọi người nhằm bổ sung thêm sự chi tiết cũng như tính
chuẩn xác của bộ sưu tập khái niệm này đều là
điều hết sức đáng quý với URS.store nói riêng và những người
yêu thích “nền văn hóa sát mặt đất” nói
chung.
Thân!
p/s:
Khi chia sẻ vui lòng ghi rõ nguồn facebook:
URS.store
Các khái niệm mà dân
"chơi" giày không thể không
biết
Mang giày fake thì đừng
nói là giày real
Tôi mang giày fake giá rẻ thì đã sao
nào?
Phân biệt giày Converse
real và fake
0 nhận xét:
Đăng nhận xét