This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

TAM CUNG LỤC VIỆN Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

Nước ta từ xưa, các vua chúa đã ảnh hưởng theo tập quán phong kiến của các triều đại Trung Quốc, vua chúa đều có rất nhiều vợ. Chức Hoàng hậu chỉ được phong cho một bà vợ chính thức, các bà vợ khác được gọi là Phi,Tần,Cung nữ. Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long (năm 1802) đã bãi bỏ chức Hoàng hậu. Vì Gia Long sợ bị vợ tiếm ngôi, nên đã đặt ra "Ngũ bất lập" gồm có: Bất lập Hoàng hậu, Bất lập Đông cung, Bất lập tể tướng, Bất phong vương, Bất tuyển Trạng nguyên. Từ đó các bà vợ được chia ra gọi là "Cửu Giai" được gọi là Hoàng Quý phi. Mãi sau này, đến khi Vĩnh Thuỵ lên làm vua mới lập lại chức Hoàng hậu là Nguyễn Hữu Thị Lan tức Nam Phương Hoàng hậu.

Các cô gái học lễ nghi hoàng tộc ở Đoan Trang viện khi mới nhập cung - Ảnh minh họa

Như chúng ta đã biết, các vì vua trước Bảo Đại đều có nhiều phi tần, cung nữ nên nhà vua phải cho xây cất "Tam Cung" và "Lục Viện" mới đủ chỗ cho các bà ở, và mỗi bà được cấp một phòng riêng với đầy đủ tiện nghi để ở và thỉnh thoảng vua ngự đến...

Tại sao gọi là Tam Cung?
Tam Cung gồm có ba cung chia ra như sau"
1. Cung Diên Thọ để dành cho các bà Hoàng thái hậu - Thái hoàng thái hậu là các bà vợ của các vua đã băng hà. Cung này toạ lạc trong một khu rộng lớn, có hồ nước và toà nhà dành cho vị Thái giám.
2. Cung Trường Sanh, có nhiều lâu đài, nối liền nhau bằng những hành lang, được xây thành chữ "Vương", vì vậy gọi là Vương Tự điện. Cung này để dành cho những bà vợ của vua tại vị. Như các bà Lệ Thiên vợ vua Tự Đức, bà Từ Minh vợ vua Dực Đức cũng đã ở các cung này một thời.
3. Cung Khôn Thái, được xây ở cạnh điện Càn thành (là chỗ vua ở). Cung này dành cho các bà Hoàng Quý phi ở. Đặc biệt cung này còn có một cái điện chính mang tên là điện Cao Minh "Trung Chính, được cất năm 1804. Ở phía đông có lập một nhà hát để dàn ca, hát xướng, cho vua thưởng lãm, và được gọi là Viện Tịnh quan.

Lục Viện như thế nào?
Lục viện gồm 6 viện, cũng được chia ra các viện như sau:
1. Viện Thuận Huy nằm giữa điện Càn Thành và Cao Minh Trung Chính, Ở phía tây viện Thuận Huy lại có:
2. Viện Đoan Thuận
3. Viện Đoan Hoà
4. Viện Đoan Huy
5. Viện Đoan Tường
6. Viện Đoan Trang. Viện này dành cho các cung nữ mới tuyển vào.

Cung Diên Thọ không kể, còn các Cung, viện khác đều dành cho các cung phi, mỹ nữ của vua đang tại ngôi, tất cả đều ở trong Tử Cấm Thành, ngoài các vị thái giám ra, nơi đây không một người đàn ông nào được bước chân tới.

Phi tần, Cung nữ được tuyển chọn là con gái các quan Đại thần trong Triều, cũng có trường hợp con dân dã nhưng phải sắc nước hương trời. Mới nhập cung, các cô được đưa đến ở trong "Đoan Trang viện" để học cách ăn nói đi đứng theo đúng lễ nghi hoàng tộc.

Kể từ khi được tuyển hay tiến cung, các phi tần cung nữ không được phép gặp người thân dù là cha mẹ. Cũng có một vài trường hợp ngoại lệ vua cho phép, cha mẹ mới được vào Nội thăm con, nhưng cũng chỉ được nói chuyện qua một bức màn sáo che kín, chỉ nghe thấy tiếng mà không nhìn thấy mặt nhau. Cho nên ở Huế người ta nói:" đưa con vô Nội" là coi như mất rồi.

Thái giám dưới triều Nguyễn
Trong "Tam Cung, Lục Viện" còn có các thị nữ để phục dịch cho các phi tần cung nữ, ngoài ra còn có các Thái giám để trông nom, giám sát những người này, Bổn phận của các Thái giám là kiểm soát hành động của các người trong tam cung lục viện, và nhất là ghi chép đầy đủ ngày, giờ khi vua "ngự" đến với bà nào để tránh sự nhầm lẫn khi các bà mang thai.
Thái giám cũng được chia ra làm hai loại: Một loại "Giám sinh" tức là những người bẩm sinh đã phi nam phi nữ, thứ hai là "Giám lặc", tức là người tự lặc (thiến) để được tuyển vào làm Thái giám.
Ngày xưa, thôn xã nào có người sinh ra "Thái giám" thì phải trình làng để tư lên Bộ biết. Bộ sẽ cho đón vào cung nuôi nấng đầy đủ và dạy dỗ theo lễ nghi trong cung, chờ tới khi lớn lên sẽ được đưa vào Nội làm Thái giám. Những đứa trẻ này người ta gọi là ông "Bộ" trong cung. Làng nào may ra có một "Giám sinh" thì coi như có phước, vì khi ông "Bộ" được tiến cung thì thôn xã đó được miễn thuế ba năm do vua ban cho. Vì vậy dân gian thời đó khi ra chợ mua hàng ai nói giá cao, thì người mua sẽ nói:" Mua mắc để ăn đẻ ông Bộ chắc!".

CHIA SẼ BÀI VIẾT NÀY


 

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

ĐẠO GIÁO QUYỀN PHÁP


 

Quyền pháp của đạo giáo nhìn có vẻ đơn giản nhưng vô cùng uyển chuyển, khó đoán và thấm nhuần đạo giáo bên trong. Lấy nhu thắng cương, lấy tĩnh chế động, thật là quá vi diệu.

Võ trong Đạo
Đạo giáo (còn gọi là đạo Lão thờ Lão tử, tức Thái thượng Lão quân). Đạo Lão ở Võ Đang sơn bắt đầu từ đời Chu do Doãn Hy mở.
Theo truyền thuyết, Doãn Hy về ở ẩn ở Võ Đang sơn. Từ đó trở đi những người ở ẩn, người thanh cao đến tu đạo ở đây. Đạo Lão ở Võ Đang sơn thịnh vượng nhất vào đời Minh. Việc này có liên quan đến việc cướp ngôi vua của Yên vương Chu Đệ đời Minh và đề xướng tín ngưỡng Chân Võ.
Võ Đang Sơn là nơi khởi nguồn cho phái Võ Đang
Đời Minh Huệ Đế (làm vua từ 1399-1403), sau bị Chu Đệ là tướng trấn phương Bắc cướp ngôi. Do đem quân đánh thiên tử nên Chu Đệ phải mượn uy danh thần thánh là thần Chân Võ (tức Huyền Võ – là thần trấn thủ phương Bắc) để thu phục nhân tâm.
Cướp được ngôi vua xong, năm 1412 Chu Đệ (lúc này là Minh Thành Tổ) cho xây dựng cung quán ở núi Võ Đang trong 11 năm với hơn 30 vạn nhân công và vô số của cải để làm nơi thờ Thái thượng Lão quân vừa để tạ ơn mượn uy danh, vừa là nơi thờ Đạo giáo.
Từ chân núi lên các cung miếu cho lát 70km đường bằng đá xanh, 36 am, 72 miếu đá, 39 cầu, 12 đình đài… tạo thành một quần thể vĩ đại trên diện tích 160 vạn mét vuông. Nội gia quyền Võ Đang lừng danh đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
Về người sáng lập ra Nội gia quyền Võ Đang là Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) -đã từng theo học võ và Phật giáo tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự khoảng 10 năm – thì có 2 thuyết do người thời Bắc Tống (960-1127) và người đầu đời Minh (1368- 1644) đặt ra. Một thuyết nói rằng đêm ông nằm mộng thấy thần Chân Võ truyền dạy quyền pháp, một người có thể giết trăm giặc vì thế mà kỹ thuật giao đấu nổi tiếng ở đời.
Một thuyết cho rằng Trương Tam Phong quan sát hạc rắn đánh nhau, hạc từ trên cây sà xuống đánh con rắn dài nằm khoanh tròn. Rắn dài đang tĩnh chợt động, tránh né có hướng, do đó Trương nhận ra “lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương” là một đạo lý.
Công phu tập luyện đã lĩnh hội các phương pháp tu luyện của Đạo giáo như ngưng thần chuyên ý, ý khí cùng dùng… Quyền pháp
Võ Đang là võ thuật giao đấu, lại dung hợp các giáo nghĩa của Đạo giáo “lấy nhu thắng cương”, “xử hiền giữ mềm mỏng”… Trương Tam Phong đã sáng tạo ra Thái Cực Thần Công là loại võ công lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy yếu thắng mạnh. Đây là loại võ công sử dụng lực đánh của đối phương vào mình để đánh trả lại. Thái Cực Thần Công được chia làm 2 loại là Thái cực kiếm và Thái cực quyền.
Công phu tập luyện đã lĩnh hội các phương pháp tu luyện của Đạo giáo như ngưng thần chuyên ý, ý khí cùng dùng… Quyền pháp, kiếm thuật Võ Đang về sau trở thành nội dung trọng yếu của giáo đồ Đạo giáo tu hành theo tôn giáo, thể ngộ ý nghĩa của tôn giáo, ngoài ra còn dùng để làm khoẻ mạnh thân thể.
Môn võ của sự đa dạng
Võ Đang Sơn là nơi khởi nguồn cho phái Võ Đang, đời đời mật truyền công phu Nội gia Võ Đang trong Đạo giáo. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu: “Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm“, song cũng lại có câu: “Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang”. Điều này cho thấy vị thế của Võ Đang phái trong võ thuật Trung Hoa.
Công phu nội gia của Võ Đang dần phong phú lên và nâng cao hình thành nhiều phân chi như Thái cực quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền
Cuối đời Thanh, đầu thời Dân Quốc (1911), khi lão đạo sĩ Từ Bản Thiện nhận làm Tổng đạo Kim Sơn cuối cùng của núi Võ Đang thì công phu Nội gia quyền đạt đến cực kỳ cao trào. Từ Bản Thiện Tổng đạo trưởng vốn giỏi “cửu cung bát quái chưởng”, “Thái cực kiếm”, “Võ Đang quyền”, “Huyền Vũ côn”… Đệ tử Võ Đang đa số là nam giới, không bắt buộc phải ăn chay nhưng nếu không ăn chay thì sẽ không được tiếp nhận chức Chưởng môn.
Trải qua diễn biến mấy trăm năm, công phu nội gia của Võ Đang từ bài nhập môn sơ đẳng nhất, năm bài mười ba thế quyền đần dần phong phú lên và nâng cao hình thành nhiều phân chi như Thái cực quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền, Võ Đang kiếm, Võ Đang bát cực quyền, Võ Đang đồng tử công, Huyền Võ côn, Tam hợp đao, Long môn thập tam thương… Trong những phân chi này lại còn sinh ra nhiều hệ phái không giống nhau.
Như Thái cực quyền lại chia thành Thái cực quyền kiều họ Trần (Trần thị), Thái cực quyền kiểu họ Dương (Dương thức), Thần công Thái cực quyền… Bát quái chưởng cũng chia ra thành các phái Doãn, Trình, Lưu Tống… (gọi theo họ của Chưởng môn). Hình ý quyền cũng chia ra thành Hình ya quyền Sơn Tây, Hình ý quyền Hà Bắc, Hình ý quyền tổng hợp. Công phu Võ Đang với nhiều chi phái như trên đã trở thành một bộ phận cực kỳ quý báu của võ thuật Trung Hoa.
Rất ít người có thể hoàn thiện được hầu hết các kỹ thuật ảo diệu của bộ công pháp này
Cũng giống như võ thiếu lâm, võ thuật của Võ Đang vang danh thiên hạ nhờ Tứ đại công pháp. Rất ít người có thể hoàn thiện được hầu hết các kỹ thuật ảo diệu của bộ công pháp này. Bao gồm: Nhuyễn khí công, Ngạnh khí công, Khinh khí công và các tuyệt kỹ bí mật của phái Võ Đang.
Có một câu chuyện đã đi vào lịch sử của phái Võ Đang:
Năm 1931, Hạ Long-nguyên soái quân đội Trung Quốc soái lĩnh quân đoàn 3 của Hồng quân trú tại núi Võ Đang, Tổng đạo trưởng đã hết sức giúp đỡ. Nguyên soái Hạ Long vô cùng thành khẩn đề xướng muốn theo Từ đạo tổng luyện tập quyền Võ Đang.
Vị đạo tổng già quá tuổi “xưa nay hiếm” đã sẵn sàng đáp ứng. Từ đó, cứ nghe gà gáy là quân đoàn trưởng cùng đạo trưởng lại dậy luyện võ đã trở thành một giai thoại để đời dưới chân núi Triển kỳ phong (mỏm cột cờ) tại Võ Đang Sơn. Khi quân đoàn 3 Hồng quân rời núi Võ Đang, nguyên soái Hạ Long đã kính tặng Từ đạo trưởng một câu đối ông tự tay viết:

Vĩ nhân Đông Nam khí tận tử
Tiều ca Tây khứ vân đằng tiêu
Tạm dịch là: “Vĩ nhân Đông Nam khí toàn tím/ Tiều ca (bài ca người chặt củi, ý nói người làm cách mạng như người chặt củi thiêu cái cũ) sang Tây mây lên đỉnh.